Mẹo chữa sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa khiến cho các bé thường xuyên bị sổ mũi. Các mẹ thường tốn rất nhiều thời gian để xử lý tình trạng mũi chảy của các bé. Nhất là mùa hè nóng nực, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhiều đôi khi cũng là nguyên nhân gây sổ mũi cho bé.

Nếu bé bị sổ mũi, hầu như các mẹ sẽ “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy! Mẹ có biết rằng, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không? Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em. Vậy nên, trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một số cách xử trí sau đây:

  1. cho trẻ hỉ mũi, rửa mũi thường xuyên, đúng cách bằng nước muối sinh lý
  2. Cho bé ăn cháo hành tía tô
  3. Bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp (loại dành cho bé)  vào bàn chân, bàn tay, cổ, ngực cho bé (nếu bé bị sổ mũi do lạnh)
  4. Uống nước lá húng quế và tỏi nướng. Nước tỏi nướng không hề cay, không có mùi nồng và rất dễ uống. Trong vòng 1 – 2 ngày, bé sẽ hết sổ mũi và hắt hơi. Chuẩn bị:
    • 1/2 củ tỏi
    • 10-15 lá húng quế.

    Thực hiện:

    1. Tỏi (chọn loại có tép nhỏ) mẹ nướng vừa vàng cho dậy mùi, sau đó bóc vỏ và giã nhuyễn.
    2. Lá húng quế cũng giã nhỏ và trộn chung với tỏi.
    3. Cho tiếp 1/2 thìa nước sôi vào, trộn rồi chắc lấy nước, cho trẻ uống 2-3 lần/ngày (lượng như trên) sẽ giúp trẻ hết sổ mũi nhanh hơn.
  5.  Cách chữa đơn giản nhất, bạn có thể tắm cho bé bằng trà thảo mộc của Ahn, trong thành phần của Ahn Thảo Mộc, Ahn Sả & Bưởi, Ahn Lavender đều có những loại thảo mộc giúp phòng và trị sổ mũi rất hiệu quả như: khuynh diệp, hoa và vỏ bưởi, bồ kết, oải hương… mẹ chỉ cần tắm bé hàng ngày  bằng trà thảo mộc, cho làn da thơm, mát và hết sổ mũi tức thì.

Thường thì trẻ không cần đi bác sĩ khi bị sổ mũi, song có một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói, tiêu chảy.
  • Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi
  • Triệu chứng sổ mũi do dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ có cách điều trị hiệu quả.

 

Trà Tắm Ahn (có tham khảo một số bài thuốc dân gian)
Bàn học cho bé

Keywords:

Bài viết trước đó Trị Rôm Sảy cho bé