Cây Hoắc Hương

Cây Hoắc hương là gì?


Xe đạp người lớn
Tên khoa học là: Pogostemon cablin benth
Thuộc họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Đặc điểm hoắc hương

Hoắc hương là loại thảo mộc lâu năm có hình dáng giống cây bụi độ cao từ 30 đến 100cm. Các nhành già thường có màu xám hình tròn các nhánh non màu xanh hình vuống có 4 góc cạnh. Lá cây có hình thoi với chóp nhon và có răng cưa đối xứng hai bên ở phần rìa lá, trên lá có một lớp lông tơ. Hoa của hoắc hương thường mang màu tím hoa cà hoặc tím đậm, nhụy bên trong nở ra màu trắng.

Loài hoa này có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới của châu Á. Ở Trung Quốc, nó chủ yếu được sản xuất ở Quảng Đông và Hải Nam.

Khi chà lá hoắc hương ta thấy mùi thơm đặc trưng mang vị hơi đắng, cay và rất mạnh mẽ. Lá và cành của cây hoắc hương thường được sử dụng thuốc chữa bệnh hay là để chiết xuất tinh dầu.
Cây hoắc hương chứa 1,2% tinh dầu. Thành phần tinh dầu hoắc hương bao gồm các chất như: alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%) và một số thành phần khác như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.
Ghế chống gù
Tác dụng của cây hoắc hương

Cây hoắc hương có tác dụng gì: Giảm stress, căng thẳng

Mùi của cây hoắc hương có tác dụng giải phóng các hoocmon cảm giác như serotonin và dopamine. Làm cảm giác buồn bã biến mất thay vào đó là cảm giác lạc quan, đầy hi vọng và yêu đời hơn..

Tác dụng cây hoắc hương giảm viêm

Hoắc hương có tác dụng làm dịu cơn sốt do vết thương bị viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra tinh dầu hoắc hương còn rất tốt với những người bị bệnh gout nữa đấy.

Công dụng của cây hoắc hương lành vết thương và trị sẹo mụn

Các tinh chất trong hoắc hương có tác dụng tăng tốc quá trình chữa lành các vết cắt và vết thương, mất dần vết sẹo. Nó cũng có hiệu quả tương tự trong việc loại các nốt sẹo do mụn, mụn trứng cá, thủy đậu, và sởi.

Xem thêm: Hoắc hương chữa cảm sốt, ăn không tiêu

Tác dụng của cây hoắc hương: Trị mùi hôi

Loại bỏ mùi hôi: Mang mùi hương rất mạnh mẽ hoắc hương dễ dàng che đi mùi cơ thể. Nhiều người vẫn dùng tinh dầu hoắc hương pha với dầu nền (dầu dừa, dầu oli) để làm nước hoa.

Một số tác dụng khác của hoắc hương

  • Tính chất diệt côn trùng: Mặc dù có mùi thơm nhưng hoắc hương có hiệu quả rất cao trong việc đuổi côn trùng. Đặc biệt là tinh dầu hoắc hương sẽ giúp côn trùng tráng xa bạn đấy.
  • Kích thích tuần hoàn máu: Hoắc hương có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự hình thành các tế bào cơ thể mới. Giúp sản xuất hồng cầu nhanh và kích thích tuần hoàn máu.
  • Ngăn nhiễm trùng: Cay hoắc hương còn có tác dụng rất đặc biệt là ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách dùng cây hoắc hương trị bệnh viêm xoang

Cách bào chế:
Lấy thân và lá Hoắc Hương rửa sạch, đem sấy khô rồi tán thành bột. Mật lợn sau khi lấy cần được xử lý nhanh để lấy hết dịch mật, cô cách thủy hoặc sấy để giảm lượng nước thành dạng sền sệt. Dùng khoảng 120g bột Hoắc Hương trộn đều với mật lợn đã chế biến cho vừa đủ, vê viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước ấm. Dùng liên tục từ 2 đến 4 tuần để điều trị bệnh viêm xoang.

Cách sử dụng cây hoắc hương chữa chứng khó tiêu, sôi bụng

Hoắc hương 12g, Thạch xương bồ 12g, hoa cây Đại 12g, vỏ Bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột, trộn đều uống trước bữa ăn nửa giờ, mỗi lần 2g với nước chè nóng, ngày uống 3 lần.

Cách dùng cây hoắc hương chữa cảm mạo, sốt

Hoắc hương 12g, Tô diệp 10g, Thương truật 8g, Cam thảo 3g, Trần bì 5g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3g, Phục linh 8g. Tất cả tán bột đều chia thành từng gói 8 – 10g. Người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 – 5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng, từ 2 – 3 tuổi mỗi lần uống 1/4 gói, từ 4 – 7 tuổi mỗi lần uống 1/3 gói. Từ 8 – 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói.

St