Cúc Hoạ Mi và Cúc La Mã


Xe đẩy cho bé
Cúc họa mi thuộc họ Asteraceae, màu trắng cánh nhỏ, thân đứng nhẵn, có rãnh, tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở bao phấn ở tai ngắn. Trong Đông y, hoa cúc có vị ngọt, đắng, tính hàn, có công hiệu thanh gan, giải độc gan, nhuận da đẹp sắc… Khoa học hiện đại còn phát hiện cúc họa mi “thông quan huyệt, lợi ích khí” vì trong hoa cúc chứa vi lượng long não và tinh dầu hoa cúc. Bên cạnh đó, cúc họa mi chứa nhiều tinh dầu giúp hạn chế các sắc tố đen trên da như nám, giúp da hồng hào đồng thời làm mềm lớp tế bào biểu bì và giúp đẩy lùi các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài. Đặc biệt, dưỡng chất trong cúc họa mi đặc biệt có lợi cho da khô và có khả năng làm mờ các vết chàm, thâm.

Cúc La Mã


Xe đẩy cho trẻ
Tên khoa học là Matricaria Chamomilla, có thể được tìm thấy ở các vùng đông dân cư khắp châu Âu và vùng ôn đới của châu Á. Tại Việt Nam, cúc la mã mọc khắp nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt. Thân cây cúc La Mã phân nhánh, cứng, nhẵn và cao từ 15-16cm. Lá dày, bản hẹp có hình lông chim, chia làm 2 hoặc 3 thùy. Hoa cúc la mã có mùi thơm đậm.

Cách đây hàng ngàn năm từ thời La Mã cổ đại, công dụng làm đẹp và chữa bệnh của cúc la mã đã được phát hiện và được ghi nhận trong y văn của Hipocrate. Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần chamazulence trong loại hoa này có tác dụng làm giảm trực tiếp quá trình viêm ở mô, kháng khuẩn kháng nấm, chống dị ứng, kích thích sự thay mới lớp biểu bì và đẩy nhanh quá trình lành da và màng nhầy. Đồng thời, bổ sung vitamin E cho da căng tràn sức sống, hồng hào tự nhiên, giảm nếp nhăn, giảm thiểu vết mẩn đỏ trên da, giảm ngứa.

Các tác dụng chữa bệnh của cúc La Mã được loài người phát hiện cách đây hàng ngàn năm từ thời La Mã cổ đại, và cũng đã được ghi nhận trong y văn của Hippocrate. Người Hy lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng cúc La Mã để chữa bệnh bằng cách: Giã nhỏ đắp hoặc chườm lên các vết thương, vết loét ngoài da giúp phòng nhiễm khuẩn, giảm đau, nhanh liền sẹo. Hoặc hãm hay sắc lấy nước uống chữa viêm loét miệng, sưng lợi , đau răng, đau bụng (do tiêu hoá, do kinh nguyệt, …), đau đầu, mất ngủ, căng thẳng…

Cúc La Mã chứa các thành phần có tác dụng chữa bệnh điển hình như: Tinh dầu Volatile (các Bisabolol) và các flavonoid có tác dụng chống co thắt, giãn cơ, điều chỉnh nhu động ruột, chống viêm; Chamazulence có tác dụng giảm trực tiếp quá trình viêm ở mô, kích thích hình thành mô hạt, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, …

Công dụng của cúc La Mã

Trị đau thắt dạ dày

Trà cúc La Mã là người bạn tốt của dạ dày. Loại hoa cúc này có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh vì vậy trị các chứng co thắt ruột và dạ dày rất hiệu quả.

Pha một tách trà cúc La mã và uống hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối khi gặp phải những triệu chứng trên. Trà hoa cúc thường pha với bạc hà để hỗ trợ tiêu hóa.

Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hoa cúc La Mã làm giảm co thắt, đau quặn ruột cũng như trị đầy hơi. Một tách trà cúc La Mã sẽ giúp giảm hội chứng ruột bị kích thích, buồn nôn và bệnh đau bụng do virus gây ra.

Trị bỏng và các vết trầy xước

Trà cúc pha đặc được dùng để trị các vết bỏng và trầy xước. Pha 3 gói trà với một bát nước sôi, khi nước nguội, nhúng khăn vào và đắp khăn lên vùng bị thương.

Người Ai Cập, La Mã và Hy Lạp thường sử dụng loại cúc này đắp lên các vết thương cho chóng lành. Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho uống loại nước có pha hoa cúc La Mã thường mau lành vết thương hơn. Dầu hoa cúc cũng rất hữu hiệu để trị các vết bỏng nặng. Thoa nhẹ một ít dầu cúc lên vùng bị bỏng mỗi ngày một lần.

Giảm quầng thâm quanh mắt

Nhúng hai túi trà cúc La Mã vào nước ấm trong 5 phút, sau đó lấy ra và để nguội theo nhiệt độ trong phòng rồi đắp lên hai mắt vào ban đêm. Trà cúc có thể giúp đỡ mỏi mắt và giảm các quầng thâm.

Làm sáng da mặt

Để có một làn da sáng hơn, hãy đun sôi hai gói trà cúc La Mã với hai lít nước trên bếp từ rồi dùng nước đó để xông mặt. Tắm bằng nước có pha trà hoa cúc cũng cho tác dụng tương tự.

Trị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt

Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hoa cúc La Mã để trị chứng hay bị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu phát hiện việc uống trà hoa cúc La Mã làm tăng lượng glycine (một hợp chất giảm co rút cơ) trong nước tiểu. Các nhà khoa học cho rằng đây là lý do tại sao trà cúc La Mã có thể giúp giảm triệu chứng này.

ST

Keywords: